Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
171289

Bánh răng bừa, thức quà bình dị của đất cổ Lam Kinh

Ngày 20/08/2024 00:00:00

Bánh răng bừa, còn gọi là bánh lá Thanh Hóa, là thức quà bình dị của vùng đất Bắc Bộ. Đây là món ăn truyền thống của người dân xứ Thanh, gây thương nhớ với hương vị riêng biệt.

 1

Còn được biết đến với nhiều cái tên khác, như bánh tẻ hoặc bánh lá Thanh Hóa, bánh răng bừa vốn xuất hiện lần đầu từ làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân. Món bánh bình dị này gắn liền với điển tích vua Lê Đại Hành cùng người dân làng xuống ruộng làm việc đồng áng trong ngày lễ hội đầu năm. Thời ấy, người dân địa phương đã dùng gạo tẻ cùng thịt lợn để làm nên bánh răng bừa để dâng vua thưởng thức.

Ngày nay, trong số các món đặc sản Thanh Hóa, thì có lẽ bánh răng bừa là cái tên gây ấn tượng hơn cả. Đây là món bánh truyền thống, xuất hiện nhiều trong các dịp lễ, tết, cưới xin hoặc ngày hội địa phương. Điểm nhấn của mỗi chiếc bánh răng bừa phải kể đến dáng hình thuôn dài, dẹp hai đầu, phần giữa phình to như lưỡi nhỏ của răng bừa, một nông cụ gắn liền với đời sống của người dân địa phương. 

Bánh răng bừa, thức quà bình dị của đất cổ Lam Kinh 2

Bánh răng bừa, còn gọi là bánh lá Thanh Hóa, là thức quà bình dị của vùng đất Bắc Bộ

Bánh răng bừa là món ăn thể hiện sự siêng năng, cần cù của người dân lao động, quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. Từng chiếc bánh được làm nên từ những hạt gạo căng mẩy, lại dùng thịt heo tươi ngon, kết hợp cùng nhiều loại gia vị và gói trong lá dong để dậy mùi thơm.

Phần gạo dùng để làm nên bánh răng bừa phải là loại gạo tẻ ngon, đem đi xay, trộn và khuấy bột đều tay. Trong khi đó, thịt heo sẽ chọn phần có nạc mỡ để không gây khô, ngấy khi thưởng thức. Người dân xứ Thanh sẽ trộn thêm mộc nhĩ, hành khô cùng nhiều loại gia vị để tạo nên phần nhân bánh mằn mặn hấp dẫn.

Đặc biệt, để hoàn thành một chiếc bánh răng bừa chắc chắn không thể thiếu lá dong. Ngoài lá dong, thì người dân còn thường sử dụng lá chuối để gói bánh. Lá sẽ chọn những tán tươi nhất, không bị rách, nát, sau đó mang về rửa sạch, lau khô. Qua đôi tay khéo léo của người đầu bếp lành nghề, những chiếc bánh răng bừa được ra đời, với hương vị mằn mặn, beo béo của phần nhân thịt heo, ăn cùng phần bột gạo dai dai, thơm thoang thoảng mùi lá tươi rất hấp dẫn.

Bánh răng bừa, thức quà bình dị của đất cổ Lam Kinh 3

Từng chiếc bánh được làm nên từ những hạt gạo căng mẩy, lại dùng thịt heo tươi ngon, kết hợp cùng nhiều loại gia vị và gói trong lá dong để dậy mùi thơm

Khi cầm chiếc bánh lá Thanh Hóa trên tay, bạn sẽ cảm nhận được mùi thơm thoang thoảng của lá dong hoặc lá chuối hấp chín rất dễ chịu. Bánh khi thưởng thức vẫn còn ấm nóng, với mùi thơm của phần nhân thịt và bột gạo gợi sự kích thích. 

Khi thưởng thức bánh răng bừa, bạn sẽ cảm nhận được vị mằn mặn của phần nhân thịt và mộc nhĩ, với phần bột trắng đục dai dai ăn rất ngon. MIA.vn tin rằng, ngay khi thưởng thức lần đầu, bạn sẽ thật sự mê đắm hương vị dân dã mà hấp dẫn của từng chiếc bánh răng bừa, khiến bạn chẳng thể dừng ăn.

- 150gr thịt xay

- 200gr bột gạo

- 3 tai nấm mèo

- 6 cái nấm hương

- 2 củ hành tím

- 2 chiếc lá chuối

- 10gr dây lạt hoặc dây nylon

- Các loại gia vị: hạt nêm, bột canh, tiêu xay, dầu ăn

Lưu ý:

- Với thịt heo, bạn có thể mua thịt xay sẵn hoặc tự xay tại nhà 

- Nên chọn thịt có màu đỏ tươi, lớp mỡ óng ả, bề mặt thịt không bị nhớt, nhũng

- Không chọn thịt có màu lạ (tái xanh, đỏ sẫm, vết thâm đen), có mùi hôi, bết dính

- Nên chọn nấm mèo, nấm hương có tai to, dày thì phần thịt nấm sẽ dai, giòn hơn

Bánh răng bừa, thức quà bình dị của đất cổ Lam Kinh 4

Nguyên liệu để làm nên một chiếc bánh răng bừa

- Ngâm nấm mèo, nấm hương trong nước ấm 15 phút để nấm nở, sau đó rửa sạch, để ráo và mang đi băm nhỏ

- Bóc vỏ hành tím, băm nhuyễn

- Rửa sạch lá chuối, sau đó phơi khô và tước lá thành các miếng dài 150 cm

- Bắc chảo lên bếp, cho vào 2 muỗng canh dầu ăn. Dầu sôi thì cho hành tím vào phi thơm, sau đó cho thịt heo xay vào xào, đảo đều tay. Nêm với ½ muỗng cà phê bột canh, ½ muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê tiêu xay

- Cho nấm mèo, nấm hương vào xào, đảo đều tay trong vòng 5 đến 7’

- Cho bột gạo vào tô lớn, cho thêm 800ml nước, ½ muỗng canh dầu ăn, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê bột canh, sau đó khuấy đều. Để bột nghỉ từ 1 đến 2 tiếng

- Trải lá chuối lên mặt phẳng, cho vào một muỗng bột, một muỗng nhân thịt và phết đều lên lá chuối

- Túm hai mép lá chuối và gói lại, lăn tròn đều tay, sau đó cột lại bằng dây lạt hoặc dây nylon

- Hấp bánh trong nồi từ 15 đến 20 phút để bánh chín là hoàn thành

Bánh răng bừa, thức quà bình dị của đất cổ Lam Kinh 5

Bột gạo trộn cùng nước, sau đó khuấy đều để có hỗn hợp sệt, đặc là được

Bánh răng bừa, thức quà bình dị của đất cổ Lam Kinh 6

Thịt heo được xào cùng mộc nhĩ, nấm hương, nêm nếm gia vị đậm đà

Bánh răng bừa, thức quà bình dị của đất cổ Lam Kinh 7

Phần bột được dàn đều trên lá chuối, cho thêm nhân bánh lên trên, sau đó gói thành những thanh thuôn dài

Bánh răng bừa, thức quà bình dị của đất cổ Lam Kinh 8

Bánh chín có mùi thơm hấp dẫn, khi thưởng thức cảm nhận rõ vị dai của bột, mằn mặn của nhân thịt nấm rất ngon

Bánh răng bừa, thức quà bình dị của đất cổ Lam Kinh

Đăng lúc: 20/08/2024 00:00:00 (GMT+7)

Bánh răng bừa, còn gọi là bánh lá Thanh Hóa, là thức quà bình dị của vùng đất Bắc Bộ. Đây là món ăn truyền thống của người dân xứ Thanh, gây thương nhớ với hương vị riêng biệt.

 1

Còn được biết đến với nhiều cái tên khác, như bánh tẻ hoặc bánh lá Thanh Hóa, bánh răng bừa vốn xuất hiện lần đầu từ làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân. Món bánh bình dị này gắn liền với điển tích vua Lê Đại Hành cùng người dân làng xuống ruộng làm việc đồng áng trong ngày lễ hội đầu năm. Thời ấy, người dân địa phương đã dùng gạo tẻ cùng thịt lợn để làm nên bánh răng bừa để dâng vua thưởng thức.

Ngày nay, trong số các món đặc sản Thanh Hóa, thì có lẽ bánh răng bừa là cái tên gây ấn tượng hơn cả. Đây là món bánh truyền thống, xuất hiện nhiều trong các dịp lễ, tết, cưới xin hoặc ngày hội địa phương. Điểm nhấn của mỗi chiếc bánh răng bừa phải kể đến dáng hình thuôn dài, dẹp hai đầu, phần giữa phình to như lưỡi nhỏ của răng bừa, một nông cụ gắn liền với đời sống của người dân địa phương. 

Bánh răng bừa, thức quà bình dị của đất cổ Lam Kinh 2

Bánh răng bừa, còn gọi là bánh lá Thanh Hóa, là thức quà bình dị của vùng đất Bắc Bộ

Bánh răng bừa là món ăn thể hiện sự siêng năng, cần cù của người dân lao động, quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. Từng chiếc bánh được làm nên từ những hạt gạo căng mẩy, lại dùng thịt heo tươi ngon, kết hợp cùng nhiều loại gia vị và gói trong lá dong để dậy mùi thơm.

Phần gạo dùng để làm nên bánh răng bừa phải là loại gạo tẻ ngon, đem đi xay, trộn và khuấy bột đều tay. Trong khi đó, thịt heo sẽ chọn phần có nạc mỡ để không gây khô, ngấy khi thưởng thức. Người dân xứ Thanh sẽ trộn thêm mộc nhĩ, hành khô cùng nhiều loại gia vị để tạo nên phần nhân bánh mằn mặn hấp dẫn.

Đặc biệt, để hoàn thành một chiếc bánh răng bừa chắc chắn không thể thiếu lá dong. Ngoài lá dong, thì người dân còn thường sử dụng lá chuối để gói bánh. Lá sẽ chọn những tán tươi nhất, không bị rách, nát, sau đó mang về rửa sạch, lau khô. Qua đôi tay khéo léo của người đầu bếp lành nghề, những chiếc bánh răng bừa được ra đời, với hương vị mằn mặn, beo béo của phần nhân thịt heo, ăn cùng phần bột gạo dai dai, thơm thoang thoảng mùi lá tươi rất hấp dẫn.

Bánh răng bừa, thức quà bình dị của đất cổ Lam Kinh 3

Từng chiếc bánh được làm nên từ những hạt gạo căng mẩy, lại dùng thịt heo tươi ngon, kết hợp cùng nhiều loại gia vị và gói trong lá dong để dậy mùi thơm

Khi cầm chiếc bánh lá Thanh Hóa trên tay, bạn sẽ cảm nhận được mùi thơm thoang thoảng của lá dong hoặc lá chuối hấp chín rất dễ chịu. Bánh khi thưởng thức vẫn còn ấm nóng, với mùi thơm của phần nhân thịt và bột gạo gợi sự kích thích. 

Khi thưởng thức bánh răng bừa, bạn sẽ cảm nhận được vị mằn mặn của phần nhân thịt và mộc nhĩ, với phần bột trắng đục dai dai ăn rất ngon. MIA.vn tin rằng, ngay khi thưởng thức lần đầu, bạn sẽ thật sự mê đắm hương vị dân dã mà hấp dẫn của từng chiếc bánh răng bừa, khiến bạn chẳng thể dừng ăn.

- 150gr thịt xay

- 200gr bột gạo

- 3 tai nấm mèo

- 6 cái nấm hương

- 2 củ hành tím

- 2 chiếc lá chuối

- 10gr dây lạt hoặc dây nylon

- Các loại gia vị: hạt nêm, bột canh, tiêu xay, dầu ăn

Lưu ý:

- Với thịt heo, bạn có thể mua thịt xay sẵn hoặc tự xay tại nhà 

- Nên chọn thịt có màu đỏ tươi, lớp mỡ óng ả, bề mặt thịt không bị nhớt, nhũng

- Không chọn thịt có màu lạ (tái xanh, đỏ sẫm, vết thâm đen), có mùi hôi, bết dính

- Nên chọn nấm mèo, nấm hương có tai to, dày thì phần thịt nấm sẽ dai, giòn hơn

Bánh răng bừa, thức quà bình dị của đất cổ Lam Kinh 4

Nguyên liệu để làm nên một chiếc bánh răng bừa

- Ngâm nấm mèo, nấm hương trong nước ấm 15 phút để nấm nở, sau đó rửa sạch, để ráo và mang đi băm nhỏ

- Bóc vỏ hành tím, băm nhuyễn

- Rửa sạch lá chuối, sau đó phơi khô và tước lá thành các miếng dài 150 cm

- Bắc chảo lên bếp, cho vào 2 muỗng canh dầu ăn. Dầu sôi thì cho hành tím vào phi thơm, sau đó cho thịt heo xay vào xào, đảo đều tay. Nêm với ½ muỗng cà phê bột canh, ½ muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê tiêu xay

- Cho nấm mèo, nấm hương vào xào, đảo đều tay trong vòng 5 đến 7’

- Cho bột gạo vào tô lớn, cho thêm 800ml nước, ½ muỗng canh dầu ăn, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê bột canh, sau đó khuấy đều. Để bột nghỉ từ 1 đến 2 tiếng

- Trải lá chuối lên mặt phẳng, cho vào một muỗng bột, một muỗng nhân thịt và phết đều lên lá chuối

- Túm hai mép lá chuối và gói lại, lăn tròn đều tay, sau đó cột lại bằng dây lạt hoặc dây nylon

- Hấp bánh trong nồi từ 15 đến 20 phút để bánh chín là hoàn thành

Bánh răng bừa, thức quà bình dị của đất cổ Lam Kinh 5

Bột gạo trộn cùng nước, sau đó khuấy đều để có hỗn hợp sệt, đặc là được

Bánh răng bừa, thức quà bình dị của đất cổ Lam Kinh 6

Thịt heo được xào cùng mộc nhĩ, nấm hương, nêm nếm gia vị đậm đà

Bánh răng bừa, thức quà bình dị của đất cổ Lam Kinh 7

Phần bột được dàn đều trên lá chuối, cho thêm nhân bánh lên trên, sau đó gói thành những thanh thuôn dài

Bánh răng bừa, thức quà bình dị của đất cổ Lam Kinh 8

Bánh chín có mùi thơm hấp dẫn, khi thưởng thức cảm nhận rõ vị dai của bột, mằn mặn của nhân thịt nấm rất ngon

Thủ tục hành chính