Đồng loạt triển khai cài đặt ứng dụng phục vụ mô hình “3 không”
Ngày 25/08/2023 10:17:15
Với mục tiêu cụ thể hóa chủ trương người dân, doanh nghiệp là trung tâm và là người trực tiếp thụ hưởng thành quả của công cuộc chuyển đổi số, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp cùng 5 địa phương trên địa bàn tỉnh gồm: thành phố Thanh Hóa, các huyện Quảng Xương, Thiệu Hóa, Nga Sơn, Thọ Xuân triển khai thí điểm mô hình "3 không": không phải khai báo thông tin nhiều lần trong thực hiện dịch vụ công; không dùng tiền mặt trong một số dịch vụ thiết yếu và không cần tiếp xúc trực tiếp với chính quyền. Ngay sau khi tập huấn nghiệp vụ, các địa phương đã đồng loạt ra quân, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tuyên truyền, hỗ trợ người dân cài đặt các ứng dụng cần thiết để triển khai mô hình này.
Đăng ký về đích triển khai thí điểm mô hình "3 không" vào ngày 10/7 tới nên quỹ thời gian còn lại của xã Tây Hồ, huyện Thọ Xuân không còn nhiều. Chỉ trong vòng 1 tuần sau khi triển khai tập huấn, 100% cán bộ công chức xã, công an xã và tổ công nghệ số cộng đồng đã được huy động đến nhà văn hóa các thôn để hỗ trợ người dân cài đặt các ứng dụng cần thiết, bất kể là ngày nghỉ hay đêm tối. Với cách làm này, đến thời điểm hiện tại, đã có 386 người dân xã Tây Hồ cài đặt đủ các ứng dụng cần thiết, đạt tỉ lệ gần 30%.
Ông Lê Công Hảo, thôn Đống Nãi, xã Tây Hồ, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Được hỗ trợ tận nơi thế này chúng tôi mừng lắm, vì toàn ứng dụng cần thiết nhưng mà đi lại nhiều thì cũng vất vả".
Để thực hiện được mô hình "3 không", người dân cần cài đặt 6 ứng dụng trên điện thoại thông minh gồm: ứng dụng định danh điện tử VNeID, ứng dụng chữ ký số cá nhân, tạo lập tài khoản trên Cổng dịch vụ công trực tuyến tỉnh Thanh Hóa để thực hiện thủ tục hành chính toàn trình; các ứng dụng ngân hàng, ví điện tử, tạo mã QR phục vụ cho giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt và một số ứng dụng khác như: Phản hồi Thanh Hóa, Smart Thanh Hóa và bảo vệ người dùng trên không gian mạng. Thực tế cài đặt cũng đã cho thấy một số khó khăn cần khắc phục ngay để triển khai mô hình hiệu quả.
Bà Lê Thị Hằng, Phó Chủ tịch UBND phường Điện Biên, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Nhiều người dân quên mất mật khẩu icloud nên không cài đặt được, thẻ căn cước trong các ứng dụng nhiều khi không nhận diện được dẫn đến không thể xác thực, gây khó khăn trong việc cài đặt ứng dụng được cho người dân".
Qua công tác giám sát, hỗ trợ các địa phương cài đặt ứng dụng, Sở Thông tin và Truyền thông cũng đã ghi nhận các khó khăn, vướng mắc thực tế phát sinh, từ đó tham mưu giải pháp cụ thể đối với từng địa phương cũng như kiến nghị với đơn vị cung cấp dịch vụ, đảm bảo mục tiêu kết thúc chương trình thí điểm, người dân vẫn sử dụng ứng dụng đã cài đặt một cách hiệu quả và an toàn.
Chương trình thí điểm mô hình "3 không" dự kiến sẽ kết thúc vào ngày 30/7 tới, sau đó tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm và nhân rộng ra toàn tỉnh. Đây được xem là một trong những mô hình thiết thực nhằm thúc đẩy nhanh tiến trình xây dựng công dân số, từ đó hình thành chính quyền số, kinh tế số và xã hội số trên địa bàn tỉnh.
Tin cùng chuyên mục
-
Cảnh báo lừa đảo mở tài khoản ngân hàng bằng công nghệ AI
30/09/2023 22:29:28 -
Đồng loạt triển khai cài đặt ứng dụng phục vụ mô hình “3 không”
25/08/2023 10:17:15 -
Tuyên truyền Luật Giao dịch điện tử
16/08/2023 08:59:33 -
Tài khoản định danh điện tử mức độ 2
17/11/2022 09:24:47
Đồng loạt triển khai cài đặt ứng dụng phục vụ mô hình “3 không”
Đăng lúc: 25/08/2023 10:17:15 (GMT+7)
Với mục tiêu cụ thể hóa chủ trương người dân, doanh nghiệp là trung tâm và là người trực tiếp thụ hưởng thành quả của công cuộc chuyển đổi số, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp cùng 5 địa phương trên địa bàn tỉnh gồm: thành phố Thanh Hóa, các huyện Quảng Xương, Thiệu Hóa, Nga Sơn, Thọ Xuân triển khai thí điểm mô hình "3 không": không phải khai báo thông tin nhiều lần trong thực hiện dịch vụ công; không dùng tiền mặt trong một số dịch vụ thiết yếu và không cần tiếp xúc trực tiếp với chính quyền. Ngay sau khi tập huấn nghiệp vụ, các địa phương đã đồng loạt ra quân, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tuyên truyền, hỗ trợ người dân cài đặt các ứng dụng cần thiết để triển khai mô hình này.
Đăng ký về đích triển khai thí điểm mô hình "3 không" vào ngày 10/7 tới nên quỹ thời gian còn lại của xã Tây Hồ, huyện Thọ Xuân không còn nhiều. Chỉ trong vòng 1 tuần sau khi triển khai tập huấn, 100% cán bộ công chức xã, công an xã và tổ công nghệ số cộng đồng đã được huy động đến nhà văn hóa các thôn để hỗ trợ người dân cài đặt các ứng dụng cần thiết, bất kể là ngày nghỉ hay đêm tối. Với cách làm này, đến thời điểm hiện tại, đã có 386 người dân xã Tây Hồ cài đặt đủ các ứng dụng cần thiết, đạt tỉ lệ gần 30%.
Ông Lê Công Hảo, thôn Đống Nãi, xã Tây Hồ, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Được hỗ trợ tận nơi thế này chúng tôi mừng lắm, vì toàn ứng dụng cần thiết nhưng mà đi lại nhiều thì cũng vất vả".
Để thực hiện được mô hình "3 không", người dân cần cài đặt 6 ứng dụng trên điện thoại thông minh gồm: ứng dụng định danh điện tử VNeID, ứng dụng chữ ký số cá nhân, tạo lập tài khoản trên Cổng dịch vụ công trực tuyến tỉnh Thanh Hóa để thực hiện thủ tục hành chính toàn trình; các ứng dụng ngân hàng, ví điện tử, tạo mã QR phục vụ cho giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt và một số ứng dụng khác như: Phản hồi Thanh Hóa, Smart Thanh Hóa và bảo vệ người dùng trên không gian mạng. Thực tế cài đặt cũng đã cho thấy một số khó khăn cần khắc phục ngay để triển khai mô hình hiệu quả.
Bà Lê Thị Hằng, Phó Chủ tịch UBND phường Điện Biên, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Nhiều người dân quên mất mật khẩu icloud nên không cài đặt được, thẻ căn cước trong các ứng dụng nhiều khi không nhận diện được dẫn đến không thể xác thực, gây khó khăn trong việc cài đặt ứng dụng được cho người dân".
Qua công tác giám sát, hỗ trợ các địa phương cài đặt ứng dụng, Sở Thông tin và Truyền thông cũng đã ghi nhận các khó khăn, vướng mắc thực tế phát sinh, từ đó tham mưu giải pháp cụ thể đối với từng địa phương cũng như kiến nghị với đơn vị cung cấp dịch vụ, đảm bảo mục tiêu kết thúc chương trình thí điểm, người dân vẫn sử dụng ứng dụng đã cài đặt một cách hiệu quả và an toàn.
Chương trình thí điểm mô hình "3 không" dự kiến sẽ kết thúc vào ngày 30/7 tới, sau đó tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm và nhân rộng ra toàn tỉnh. Đây được xem là một trong những mô hình thiết thực nhằm thúc đẩy nhanh tiến trình xây dựng công dân số, từ đó hình thành chính quyền số, kinh tế số và xã hội số trên địa bàn tỉnh.