Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
171289

MẠNG ẢO - MẤT TIỀN THẬT: CHUYỆN TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG

Ngày 24/09/2024 00:00:00

MẠNG ẢO - MẤT TIỀN THẬT: CHUYỆN TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG

Công nghệ phát triển, chỉ với thiết bị công nghệ kết nối mạng mỗi người dùng đều có thể dễ dàng tiếp cận các thông tin. Tuy nhiên cùng với đó, nếu không cẩn trọng thì dễ trở thành nạn nhân của các thủ đoạn lừa đảo trên không gian mạng.

 177d4100133t47902l0.jpg

Công an xã Vạn Thiện (Nông Cống) hướng dẫn người dân cẩn trọng với các thủ đoạn lừa đảo trên không gian mạng.

Cuối năm 2023, sau nhiều ngày chờ đợi, anh Hoàng Minh Đ xã Hoằng Lộc (Hoằng Hóa) đã có thông báo chính thức về ngày đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc. Gia đình anh Đ là hộ có hoàn cảnh khó khăn, vì vậy anh hy vọng việc đi xuất khẩu lao động có thể giúp gia đình cải thiện tình hình kinh tế. Toàn bộ số tiền hơn 200 triệu đồng chi phí ban đầu cho việc đi xuất khẩu lao động anh đều vay ngân hàng. Và chỉ đến khi có thông báo nộp tiền thì anh mới ra ngân hàng làm thủ tục để được giải ngân.

Buổi sáng một ngày cuối tháng 11/2023, trước khi lên đường ra Hà Nội làm thủ tục, anh Đ thấy vợ là chị N cứ chăm chú với chiếc điện thoại trên tay. Hỏi thì chị N cho biết, chị đang tìm việc làm thêm trên mạng, công việc đại loại là làm tại nhà lúc rảnh rỗi, vừa có thể chăm con, cơm nước, vừa có thể kiếm tiền, không gò bó như đi làm công nhân, nghe qua đã thấy có vẻ hấp dẫn. Dẫu vậy, anh Đ vẫn cẩn thận cảnh báo vợ về việc nếu dễ dàng thế người ta đã làm hết cả, hiện tại việc lừa đảo trên mạng không thể chủ quan. Không chỉ vậy, anh còn liên tục nhắc vợ dù có chuyện gì cũng không được đụng đến số tiền hơn 200 triệu đồng anh để trong tủ.

Tuy vậy, đến khoảng 19 giờ tối cùng ngày, khi còn chưa kịp lên xe từ Hà Nội về thì anh Đ nhận được điện thoại của người nhà nói không thấy chị N vợ anh đâu, khi lên phòng thì thấy quần áo vứt tung tóe, tủ đồ mở toang và số tiền hơn 200 triệu đồng anh Đ cất trong tủ cũng đã biến mất. Trong lúc đợi anh Đ trở về, lần theo camera an ninh trong xã và hỏi thăm người xung quanh, người nhà cuối cùng cũng tìm được chị N ở một góc tối bên đường cách nhà hơn 1km. Lúc này chị N nhìn thất thần nhưng tay thì vẫn bấm điện thoại, chị như trở thành một con người khác, miệng không ngừng lẩm bẩm yêu cầu ai đó trả lại tiền. Lo sợ có chuyện chẳng lành, người nhà đưa chị đến công an xã.

Những ngày trước đó, chị N vào mạng xã hội, thấy có thông tin về việc tuyển cộng tác viên làm việc tại nhà, thời gian linh hoạt, công việc lại nhẹ nhàng và “cam kết” không phải mất phí, mất cọc... Thấy hấp dẫn, chị liền nhấn vào đường link, hỏi thông tin cụ thể. Sau đó chị được đưa vào một nhóm Zalo, tại đây chị thấy ai cũng hào hứng với công việc và khoe thu nhập tốt. Tiếp đó, chị lại được giao nhiệm vụ công việc, bằng cách nạp 100 nghìn đồng vào tài khoản, chỉ sau vài phút hoàn thành nhiệm vụ, tài khoản chị nhận về 150 nghìn đồng, từ đây chị có “niềm tin” vào việc sẽ kiếm được tiền một cách dễ dàng. Tuy nhiên, vấn đề bắt đầu xảy ra khi số tiền chị nạp vào mỗi lúc một nhiều mà “bên kia” cứ liên tục báo lỗi, rồi chị lại được “trấn tĩnh” đó chỉ là lỗi tạm thời, tiền sẽ được trả về tài khoản của chị sau khi “lỗi” được khắc phục. Cứ như vậy, những dẫn dụ khiến chị N dù không có tiền trong tài khoản nhưng vẫn cả gan từng bước lấy số tiền hơn 200 triệu đồng chồng để trong tủ ra ngoài phố nhờ người chuyển hộ... Và đến khi được các đồng chí công an khẳng định rằng đã bị lừa đảo qua mạng thì chị N mới vỡ lẽ..
177d4100217t3386l8-18.jpg

Nhiều thủ đoạn lừa đảo tinh vi trên không gian mạng khiến người dùng nếu không cẩn trọng thì sẽ biến mình trở thành nạn nhân.

Chỉ trong vòng chưa đến 12 tiếng, từ sáng khi anh Đ bắt xe đi Hà Nội đến 19 giờ cùng ngày, toàn bộ số tiền hơn 200 triệu đồng vay ngân hàng của gia đình anh chị đã bị mất trắng. Cũng may sau đó, nhờ sự giúp đỡ của người thân, bạn bè mỗi người một chút, anh Đ đã xoay xở được đủ số tiền nộp đi xuất khẩu lao động. Có điều, ngoài chi phí ban đầu, chỉ vì sự thiếu hiểu biết, cả tin của vợ mà đôi vai gầy guộc của anh lại phải gánh thêm một khoản nợ không nhỏ.

Sau gần 1 năm sự việc xảy ra, chị N nhớ lại: “Khi đó tôi như người bị thôi miên, không còn làm chủ được suy nghĩ của mình, phía bên kia nói gì tôi liền làm theo như thế... Đến giờ nghĩ lại mới thấy, ngay từ đầu mình đã rơi vào bẫy “việc nhẹ” dễ làm, lương cao của những kẻ lừa đảo mà không hay biết. Bài học này, quả thực quá đắt với tôi và gia đình”.

Dẫu vậy, sự việc bị lừa đảo trên không gian mạng như trường hợp chị N lại không hề ít, với nhiều hình thức lừa đảo khác nhau. Và dường như, bất cứ ai nếu không cẩn trọng và tỉnh táo, đều có thể trở thành nạn nhân của những kẻ lừa đảo.

Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, theo thống kê sơ bộ, chỉ trong khoảng 6 tháng đầu năm 2024, lực lượng công an toàn tỉnh đã phát hiện, ngăn chặn hơn 500 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng.

Còn theo số liệu từ Cổng cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam cho thấy năm 2023 ghi nhận khoảng 13.900 vụ tấn công mạng vào cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; gần 16.000 phản ánh lừa đảo trực tuyến, tổng số tiền người dân bị lừa đảo trên mạng khoảng 8.000 - 10.000 tỷ đồng; 91% vụ lừa đảo liên quan đến tài chính... (theo báo điện tử VnExpress).

Một số hình thức lừa đảo trực tuyến phổ biến được cơ quan công an cảnh báo đến người dân, như: Giả danh cán bộ cơ quan nhà nước, yêu cầu kê khai thông tin cá nhân và chiếm đoạt tài sản qua việc chiếm quyền sử dụng thiết bị, tài khoản ngân hàng; đánh cắp tài khoản mạng xã hội và sử dụng mạo danh để yêu cầu chuyển tiền; giả danh các sàn thương mại điện tử tuyển cộng tác viên làm việc nhẹ, lương cao; lừa đảo thông qua việc tuyển dụng online; giả danh người nước ngoài trên mạng xã hội để tặng quà và yêu cầu chuyển tiền; giả danh nhân viên ngân hàng lừa đảo thông tin cá nhân và mã OTP; giả mạo các chương trình quay thưởng để yêu cầu thông tin cá nhân, yêu cầu chuyển tiền trước khi nhận quà; giả mạo cơ quan an ninh mạng lừa các nạn nhân cung cấp thông tin để lấy lại tiền đã mất...

Vô số các hình thức lừa đảo trên không gian mạng khiến người dân nếu không cẩn trọng và hiểu biết thì rất dễ trở thành nạn nhân của lừa đảo. Bên cạnh việc tích cực tuyên truyền của các cấp, ngành và lực lượng chức năng, mỗi người dân phải tự trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết khi tham gia, sử dụng các nền tảng trên không gian mạng. Như việc tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản, mật khẩu VneID, mã OTP, thông tin căn cước công dân, tài khoản ngân hàng; chỉ làm việc với các cơ quan chức năng khi có giấy thông báo, không cung cấp qua điện thoại...

Rõ ràng, trong thời đại công nghệ số, sự phát triển đa dạng của các nền tảng mạng xã hội khiến con người như gần nhau hơn, việc tiếp cận thông tin cũng trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, không gian mạng ví như con dao hai lưỡi, nếu mỗi người không cẩn trọng tự bảo vệ chính mình thì câu chuyện mạng ảo - mất tiền thật vẫn sẽ xảy ra.

MẠNG ẢO - MẤT TIỀN THẬT: CHUYỆN TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG

Đăng lúc: 24/09/2024 00:00:00 (GMT+7)

MẠNG ẢO - MẤT TIỀN THẬT: CHUYỆN TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG

Công nghệ phát triển, chỉ với thiết bị công nghệ kết nối mạng mỗi người dùng đều có thể dễ dàng tiếp cận các thông tin. Tuy nhiên cùng với đó, nếu không cẩn trọng thì dễ trở thành nạn nhân của các thủ đoạn lừa đảo trên không gian mạng.

 177d4100133t47902l0.jpg

Công an xã Vạn Thiện (Nông Cống) hướng dẫn người dân cẩn trọng với các thủ đoạn lừa đảo trên không gian mạng.

Cuối năm 2023, sau nhiều ngày chờ đợi, anh Hoàng Minh Đ xã Hoằng Lộc (Hoằng Hóa) đã có thông báo chính thức về ngày đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc. Gia đình anh Đ là hộ có hoàn cảnh khó khăn, vì vậy anh hy vọng việc đi xuất khẩu lao động có thể giúp gia đình cải thiện tình hình kinh tế. Toàn bộ số tiền hơn 200 triệu đồng chi phí ban đầu cho việc đi xuất khẩu lao động anh đều vay ngân hàng. Và chỉ đến khi có thông báo nộp tiền thì anh mới ra ngân hàng làm thủ tục để được giải ngân.

Buổi sáng một ngày cuối tháng 11/2023, trước khi lên đường ra Hà Nội làm thủ tục, anh Đ thấy vợ là chị N cứ chăm chú với chiếc điện thoại trên tay. Hỏi thì chị N cho biết, chị đang tìm việc làm thêm trên mạng, công việc đại loại là làm tại nhà lúc rảnh rỗi, vừa có thể chăm con, cơm nước, vừa có thể kiếm tiền, không gò bó như đi làm công nhân, nghe qua đã thấy có vẻ hấp dẫn. Dẫu vậy, anh Đ vẫn cẩn thận cảnh báo vợ về việc nếu dễ dàng thế người ta đã làm hết cả, hiện tại việc lừa đảo trên mạng không thể chủ quan. Không chỉ vậy, anh còn liên tục nhắc vợ dù có chuyện gì cũng không được đụng đến số tiền hơn 200 triệu đồng anh để trong tủ.

Tuy vậy, đến khoảng 19 giờ tối cùng ngày, khi còn chưa kịp lên xe từ Hà Nội về thì anh Đ nhận được điện thoại của người nhà nói không thấy chị N vợ anh đâu, khi lên phòng thì thấy quần áo vứt tung tóe, tủ đồ mở toang và số tiền hơn 200 triệu đồng anh Đ cất trong tủ cũng đã biến mất. Trong lúc đợi anh Đ trở về, lần theo camera an ninh trong xã và hỏi thăm người xung quanh, người nhà cuối cùng cũng tìm được chị N ở một góc tối bên đường cách nhà hơn 1km. Lúc này chị N nhìn thất thần nhưng tay thì vẫn bấm điện thoại, chị như trở thành một con người khác, miệng không ngừng lẩm bẩm yêu cầu ai đó trả lại tiền. Lo sợ có chuyện chẳng lành, người nhà đưa chị đến công an xã.

Những ngày trước đó, chị N vào mạng xã hội, thấy có thông tin về việc tuyển cộng tác viên làm việc tại nhà, thời gian linh hoạt, công việc lại nhẹ nhàng và “cam kết” không phải mất phí, mất cọc... Thấy hấp dẫn, chị liền nhấn vào đường link, hỏi thông tin cụ thể. Sau đó chị được đưa vào một nhóm Zalo, tại đây chị thấy ai cũng hào hứng với công việc và khoe thu nhập tốt. Tiếp đó, chị lại được giao nhiệm vụ công việc, bằng cách nạp 100 nghìn đồng vào tài khoản, chỉ sau vài phút hoàn thành nhiệm vụ, tài khoản chị nhận về 150 nghìn đồng, từ đây chị có “niềm tin” vào việc sẽ kiếm được tiền một cách dễ dàng. Tuy nhiên, vấn đề bắt đầu xảy ra khi số tiền chị nạp vào mỗi lúc một nhiều mà “bên kia” cứ liên tục báo lỗi, rồi chị lại được “trấn tĩnh” đó chỉ là lỗi tạm thời, tiền sẽ được trả về tài khoản của chị sau khi “lỗi” được khắc phục. Cứ như vậy, những dẫn dụ khiến chị N dù không có tiền trong tài khoản nhưng vẫn cả gan từng bước lấy số tiền hơn 200 triệu đồng chồng để trong tủ ra ngoài phố nhờ người chuyển hộ... Và đến khi được các đồng chí công an khẳng định rằng đã bị lừa đảo qua mạng thì chị N mới vỡ lẽ..
177d4100217t3386l8-18.jpg

Nhiều thủ đoạn lừa đảo tinh vi trên không gian mạng khiến người dùng nếu không cẩn trọng thì sẽ biến mình trở thành nạn nhân.

Chỉ trong vòng chưa đến 12 tiếng, từ sáng khi anh Đ bắt xe đi Hà Nội đến 19 giờ cùng ngày, toàn bộ số tiền hơn 200 triệu đồng vay ngân hàng của gia đình anh chị đã bị mất trắng. Cũng may sau đó, nhờ sự giúp đỡ của người thân, bạn bè mỗi người một chút, anh Đ đã xoay xở được đủ số tiền nộp đi xuất khẩu lao động. Có điều, ngoài chi phí ban đầu, chỉ vì sự thiếu hiểu biết, cả tin của vợ mà đôi vai gầy guộc của anh lại phải gánh thêm một khoản nợ không nhỏ.

Sau gần 1 năm sự việc xảy ra, chị N nhớ lại: “Khi đó tôi như người bị thôi miên, không còn làm chủ được suy nghĩ của mình, phía bên kia nói gì tôi liền làm theo như thế... Đến giờ nghĩ lại mới thấy, ngay từ đầu mình đã rơi vào bẫy “việc nhẹ” dễ làm, lương cao của những kẻ lừa đảo mà không hay biết. Bài học này, quả thực quá đắt với tôi và gia đình”.

Dẫu vậy, sự việc bị lừa đảo trên không gian mạng như trường hợp chị N lại không hề ít, với nhiều hình thức lừa đảo khác nhau. Và dường như, bất cứ ai nếu không cẩn trọng và tỉnh táo, đều có thể trở thành nạn nhân của những kẻ lừa đảo.

Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, theo thống kê sơ bộ, chỉ trong khoảng 6 tháng đầu năm 2024, lực lượng công an toàn tỉnh đã phát hiện, ngăn chặn hơn 500 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng.

Còn theo số liệu từ Cổng cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam cho thấy năm 2023 ghi nhận khoảng 13.900 vụ tấn công mạng vào cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; gần 16.000 phản ánh lừa đảo trực tuyến, tổng số tiền người dân bị lừa đảo trên mạng khoảng 8.000 - 10.000 tỷ đồng; 91% vụ lừa đảo liên quan đến tài chính... (theo báo điện tử VnExpress).

Một số hình thức lừa đảo trực tuyến phổ biến được cơ quan công an cảnh báo đến người dân, như: Giả danh cán bộ cơ quan nhà nước, yêu cầu kê khai thông tin cá nhân và chiếm đoạt tài sản qua việc chiếm quyền sử dụng thiết bị, tài khoản ngân hàng; đánh cắp tài khoản mạng xã hội và sử dụng mạo danh để yêu cầu chuyển tiền; giả danh các sàn thương mại điện tử tuyển cộng tác viên làm việc nhẹ, lương cao; lừa đảo thông qua việc tuyển dụng online; giả danh người nước ngoài trên mạng xã hội để tặng quà và yêu cầu chuyển tiền; giả danh nhân viên ngân hàng lừa đảo thông tin cá nhân và mã OTP; giả mạo các chương trình quay thưởng để yêu cầu thông tin cá nhân, yêu cầu chuyển tiền trước khi nhận quà; giả mạo cơ quan an ninh mạng lừa các nạn nhân cung cấp thông tin để lấy lại tiền đã mất...

Vô số các hình thức lừa đảo trên không gian mạng khiến người dân nếu không cẩn trọng và hiểu biết thì rất dễ trở thành nạn nhân của lừa đảo. Bên cạnh việc tích cực tuyên truyền của các cấp, ngành và lực lượng chức năng, mỗi người dân phải tự trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết khi tham gia, sử dụng các nền tảng trên không gian mạng. Như việc tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản, mật khẩu VneID, mã OTP, thông tin căn cước công dân, tài khoản ngân hàng; chỉ làm việc với các cơ quan chức năng khi có giấy thông báo, không cung cấp qua điện thoại...

Rõ ràng, trong thời đại công nghệ số, sự phát triển đa dạng của các nền tảng mạng xã hội khiến con người như gần nhau hơn, việc tiếp cận thông tin cũng trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, không gian mạng ví như con dao hai lưỡi, nếu mỗi người không cẩn trọng tự bảo vệ chính mình thì câu chuyện mạng ảo - mất tiền thật vẫn sẽ xảy ra.

Công khai giải quyết TTHC