Về Thọ Diên thưởng thức đặc sản bánh Gai Tứ Trụ !
Bánh gai Tứ Trụ có lớp vỏ ngoài màu đen, dẻo, mềm và thơm được bọc trong nhiều lớp lá chuối. Bên trong bánh gai Tứ Trụ là nhân với nhiều loại nguyên liệu kếp hợp. Dù bề ngoài trông đơn giản nhưng ngày trước, bánh gai Tứ Trụ Thanh Hóa thường được dùng để tiến vua cũng như trưng bày trên mâm cúng vào các dịp lễ, Tết quan trọng.
Đặc điểm của Bánh gai Tứ Trụ - Đặc sản nức tiếng tại Thanh Hóa
Nhắc đến những món đặc sản của Thanh Hóa chắc chắn không thể nào bỏ qua cái tên bánh gai Tứ Trụ. Món bánh gai này có xuất xứ tại làng Mía thuộc xã Tứ Trụ, tổng Diên Hào (xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân ngày nay). Đây là một ngôi làng cổ với tuổi đời hàng nghìn năm tọa lạc bên bờ sông Chu.
Bánh gai Tứ Trụ có lớp vỏ ngoài màu đen, dẻo, mềm và thơm được bọc trong nhiều lớp lá chuối. Bên trong bánh gai Tứ Trụ là nhân với nhiều loại nguyên liệu kếp hợp. Dù bề ngoài trông đơn giản nhưng ngày trước, bánh gai Tứ Trụ Thanh Hóa thường được dùng để tiến vua cũng như trưng bày trên mâm cúng vào các dịp lễ, Tết quan trọng.
Qua biết bao thăng trầm, món bánh này dần trở nên nổi tiếng và trở thành một phần không thể thiếu trong nền ẩm thực của xứ Thanh. Hãy cùng MIA.vn tìm hiểm về thức quà quê ý nghĩa này bạn nhé!
2Những điều đặc biệt về bánh gai Tứ Trụ có thể bạn chưa biết
2.1 Làng nghề làm bánh gai Tứ Trụ truyền thống hơn 600 năm tuổi tại xứ Thanh
Đã hơn 600 năm trôi qua, người dân làng Mía vẫn ngày đêm miệt mài với nghề làm bánh gai Thanh Hóa. Có thể nói, dù đã qua biết bao thăng trầm, làng nghề làm bánh gai Tứ Trụ vẫn luôn được người dân nơi đây giữ gìn và phát huy. Tính đến hiện tại vẫn có hơn nửa số hộ dân tại làng Mía theo nghề. Cũng chính nhờ vậy mà bánh gai Tứ Trụ dần trở thành cái tên quen thuộc và là đặc sản nổi tiếng khắp Thanh Hóa.
So với trước đây, nhu cầu mua bánh gai Tứ Trụ của người dân ngày càng tăng cao. Không chỉ vào các dịp lễ, Tết mà cả ngày thường làng Mía vẫn đón một lượng lớn người đến tham quan và mua bánh. Sau khi khám phá nhiều địa điểm nổi tiếng như Pù Luông Thanh Hóa, Bến En... bạn đừng quên dành thời gian ghé đến đây để tham quan làng nghề làm bánh gai Tứ Trụ nhé!
2.2 Món quà quê đáng quý của vùng đất Thanh Hóa
Không ồn ào, vội vã, bánh gai Tứ Trụ dần dần đi vào trong cuộc sống thường nhật của người dân Thanh Hóa và trở thành một phần không thể thiếu. Món bánh với vẻ ngoài không cầu kỳ bỗng trở thành một thức quà mà bất cứ một người con xa quê nào cũng mong ngóng mỗi khi trở về. Có dịp ghé đến đây, bạn đừng quên thưởng thức thử hương vị của chiếc bánh gai đúng chuẩn Thanh Hóa và mua về làm quà tặng cho những người mình yêu quý.
3Hương vị độc đáo của món bánh gai
Dù đã không còn là món ăn quá xa lạ với nhiều người nhưng bánh gai Thọ Xuân vẫn mang một hương vị rất riêng. Cầm trên tay chiếc bánh gai được gói gọn đẹp đẽ, bạn sẽ dễ dàng ngửi thấy được hương thơm đặc trưng của lá gai và lá chuối. Mở hết lớp lá bên ngoài, cắn thử một miếng, dư vị thơm thơm, bùi bùi quyện hòa vào nhau của nếp, mật mía, đậu xanh, dầu chuối... dần dần đưa bạn khám phá đa tầng hương vị của bánh gai.
Vị beo béo nhưng không quá ngán của bánh gai khiến người ăn đê mê, say đắm ngay từ lần đầu. Cắn tới đâu, nhân ngập tràn đến đó, càng ăn càng cuốn.
4Công đoạn chế biến bánh gai vô cùng kỳ công
4.1 Lựa chọn những loại nguyên liệu tinh túy nhất
Nếu như chả tôm Thanh Hóa gây thương nhớ cho biết bao thực khách gần xa nhờ hương vị thơm ngon, giòn rụm khi nướng trên bếp than thì bánh gai Tứ Trụ lại là sự kết hợp hài hòa từ nhiều nguyên liệu khác nhau. Trông bề ngoài bánh gai khá đơn giản, không quá bắt mắt nhưng công đoạn chế biến lại vô cùng cầu kỳ và công phu. Trong đó, khâu chọn nguyên liệu phải kỹ lưỡng và tỉ mỉ.
Một chiếc bánh ngon phải được làm nên từ những nguyên liệu hoàn hảo nhất. Các nguyên liệu làm món bánh gai Tứ Trụ rất quen thuộc, gắn liền với đời sống chúng ta như gạo nếp, đậu xanh, mật mía loại ngon nhất, thịt lợn chỉ lấy nạc... Lá gai phải được thu hoạch từ trên bãi bồi bên sông Chu, không già cũng không quá non. Tuy nguyên liệu dễ tìm nhưng phải chọn lọc thật kỹ mới cho ra đời những chiếc bánh thơm ngon.
4.2 Công đoạn làm bánh vừa cầu kỳ vừa công phu
Có thể nói, cách làm bánh gai Thanh Hóa chính là một nghệ thuật mà chỉ những người lành nghề mới có thể thực hiện. Trước khi bắt tay vào chế biến, bạn cần phải rửa sạch lá gai, tước hết xơ, cuống và luộc trong 15 phút. Sau đó thì đem đi ủ trong 2 ngày rồi mới giã nhuyễn.
Không đơn giản như vẻ bên ngoài, để có được một thành phẩm đẹp mắt, thơm ngon đúng vị, bạn phải giã bánh càng kỹ, càng lâu thì lớp áo mới càng dẻo và chất lượng. Sau đó, trộn bột gạo nếp cùng bột lá gai đã xay nhuyễn vào chung với mật mía để làm vỏ bánh. Đây cũng là bí quyết làm nên hương vị đặc trưng của món bánh này.
Nhân bánh là sự kết hợp từ đậu xanh giã nhuyễn, dừa nạo và ruốc làm từ thịt lợn. Sau khi trộn đều, bạn sẽ phải dùng khoảng 6 đến 7 lớp lá chuối khô gói bánh thật vuông vắn. Gói càng khéo, bánh sau khi hấp cách thủy sẽ càng đẹp và bắt mắt. Ngược lại, bánh sẽ nhão và ăn không ngon. Sau 1 tiếng là bạn đã có thể lấy bánh ra và thưởng thức khi bánh còn nóng hổi.
5Thưởng thức bánh gai sao cho đúng chuẩn?
5.1 Cách nhận biết một chiếc bánh gai Tứ Trụ thơm ngon
Theo Cẩm nang du lịch MIA.vn, để nhận biết được một chiếc bánh gai Tứ Trụ ngon, lớp vỏ bên ngoài phải dẻo mịn và dậy thơm mùi của lá chuối. Để càng gần mũi, bạn càng dễ dàng ngửi thấy mùi thơm nồng từ dầu chuối, mật mía, lá gai. Khi ăn vào, lớp vỏ phải dẻo dai, không quá nhão cũng không quá cứng. Có như vậy thì mới đạt chuẩn bánh gai Tứ Trụ nổi tiếng xứ Thanh.
Bên trong nhân bánh phải mềm mịn, ăn tới đâu cảm nhận được mùi hương của các loại nguyên liệu kết hợp. Đặc biệt là phải cảm nhận được vị beo béo, bùi bùi đặc trưng của đậu xanh và dừa. Càng ăn càng thấy ngon chứ không hề béo ngậy gây ngán.
5.2 Cách thưởng thức bánh gai ngon đúng điệu
Để cảm nhận trọn vẹn hương vị của Bánh gai Tứ Trụ, bạn nên cẩn thận bóc lá chuối bên ngoài, tước hết lá còn dính trên bánh để không vô tình ăn phải. Ăn tới đâu thì bóc tới đó, cảm nhận từng tầng hương vị len lỏi vào trong khiến mọi giác quan gần như bừng tỉnh. Bánh sẽ ngon hơn khi ăn sau 10 tiếng hấp cách thủy. Lúc này vỏ bánh đã khô lại nhưng vẫn giữ được độ mềm mịn, dẻo dai ban đầu. Vào mùa hè, bánh có thể bảo quản trong một tuần. Khi trời sang đông thì thời gian bảo quản sẽ kéo dài hơn khoảng 10 ngày.
Xem thêm: Chả tôm Thanh Hóa, đặc sản nổi tiếng gây thương nhớ
6Kết
Dù mang vẻ ngoài không quá bắt mắt, đơn giản nhưng hương vị của bánh gai Tứ Trụ chắc chắn sẽ khiến bạn ngạc nhiên ngay từ lần thử đầu tiên. Nếu có cơ hội du lịch Thanh Hóa sắp tới, bạn đừng quên ghé qua làng nghề truyền thống để tìm hiểu thêm cũng như thưởng thức bánh gai Tứ Trụ nhé. Thức quà quê ý nghĩa này sẽ là món quà lý tưởng để bạn mua về tặng bạn bè, người thân đấy.
Về Thọ Diên thưởng thức đặc sản bánh Gai Tứ Trụ !
Bánh gai Tứ Trụ có lớp vỏ ngoài màu đen, dẻo, mềm và thơm được bọc trong nhiều lớp lá chuối. Bên trong bánh gai Tứ Trụ là nhân với nhiều loại nguyên liệu kếp hợp. Dù bề ngoài trông đơn giản nhưng ngày trước, bánh gai Tứ Trụ Thanh Hóa thường được dùng để tiến vua cũng như trưng bày trên mâm cúng vào các dịp lễ, Tết quan trọng.
Đặc điểm của Bánh gai Tứ Trụ - Đặc sản nức tiếng tại Thanh Hóa
Nhắc đến những món đặc sản của Thanh Hóa chắc chắn không thể nào bỏ qua cái tên bánh gai Tứ Trụ. Món bánh gai này có xuất xứ tại làng Mía thuộc xã Tứ Trụ, tổng Diên Hào (xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân ngày nay). Đây là một ngôi làng cổ với tuổi đời hàng nghìn năm tọa lạc bên bờ sông Chu.
Bánh gai Tứ Trụ có lớp vỏ ngoài màu đen, dẻo, mềm và thơm được bọc trong nhiều lớp lá chuối. Bên trong bánh gai Tứ Trụ là nhân với nhiều loại nguyên liệu kếp hợp. Dù bề ngoài trông đơn giản nhưng ngày trước, bánh gai Tứ Trụ Thanh Hóa thường được dùng để tiến vua cũng như trưng bày trên mâm cúng vào các dịp lễ, Tết quan trọng.
Qua biết bao thăng trầm, món bánh này dần trở nên nổi tiếng và trở thành một phần không thể thiếu trong nền ẩm thực của xứ Thanh. Hãy cùng MIA.vn tìm hiểm về thức quà quê ý nghĩa này bạn nhé!
2Những điều đặc biệt về bánh gai Tứ Trụ có thể bạn chưa biết
2.1 Làng nghề làm bánh gai Tứ Trụ truyền thống hơn 600 năm tuổi tại xứ Thanh
Đã hơn 600 năm trôi qua, người dân làng Mía vẫn ngày đêm miệt mài với nghề làm bánh gai Thanh Hóa. Có thể nói, dù đã qua biết bao thăng trầm, làng nghề làm bánh gai Tứ Trụ vẫn luôn được người dân nơi đây giữ gìn và phát huy. Tính đến hiện tại vẫn có hơn nửa số hộ dân tại làng Mía theo nghề. Cũng chính nhờ vậy mà bánh gai Tứ Trụ dần trở thành cái tên quen thuộc và là đặc sản nổi tiếng khắp Thanh Hóa.
So với trước đây, nhu cầu mua bánh gai Tứ Trụ của người dân ngày càng tăng cao. Không chỉ vào các dịp lễ, Tết mà cả ngày thường làng Mía vẫn đón một lượng lớn người đến tham quan và mua bánh. Sau khi khám phá nhiều địa điểm nổi tiếng như Pù Luông Thanh Hóa, Bến En... bạn đừng quên dành thời gian ghé đến đây để tham quan làng nghề làm bánh gai Tứ Trụ nhé!
2.2 Món quà quê đáng quý của vùng đất Thanh Hóa
Không ồn ào, vội vã, bánh gai Tứ Trụ dần dần đi vào trong cuộc sống thường nhật của người dân Thanh Hóa và trở thành một phần không thể thiếu. Món bánh với vẻ ngoài không cầu kỳ bỗng trở thành một thức quà mà bất cứ một người con xa quê nào cũng mong ngóng mỗi khi trở về. Có dịp ghé đến đây, bạn đừng quên thưởng thức thử hương vị của chiếc bánh gai đúng chuẩn Thanh Hóa và mua về làm quà tặng cho những người mình yêu quý.
3Hương vị độc đáo của món bánh gai
Dù đã không còn là món ăn quá xa lạ với nhiều người nhưng bánh gai Thọ Xuân vẫn mang một hương vị rất riêng. Cầm trên tay chiếc bánh gai được gói gọn đẹp đẽ, bạn sẽ dễ dàng ngửi thấy được hương thơm đặc trưng của lá gai và lá chuối. Mở hết lớp lá bên ngoài, cắn thử một miếng, dư vị thơm thơm, bùi bùi quyện hòa vào nhau của nếp, mật mía, đậu xanh, dầu chuối... dần dần đưa bạn khám phá đa tầng hương vị của bánh gai.
Vị beo béo nhưng không quá ngán của bánh gai khiến người ăn đê mê, say đắm ngay từ lần đầu. Cắn tới đâu, nhân ngập tràn đến đó, càng ăn càng cuốn.
4Công đoạn chế biến bánh gai vô cùng kỳ công
4.1 Lựa chọn những loại nguyên liệu tinh túy nhất
Nếu như chả tôm Thanh Hóa gây thương nhớ cho biết bao thực khách gần xa nhờ hương vị thơm ngon, giòn rụm khi nướng trên bếp than thì bánh gai Tứ Trụ lại là sự kết hợp hài hòa từ nhiều nguyên liệu khác nhau. Trông bề ngoài bánh gai khá đơn giản, không quá bắt mắt nhưng công đoạn chế biến lại vô cùng cầu kỳ và công phu. Trong đó, khâu chọn nguyên liệu phải kỹ lưỡng và tỉ mỉ.
Một chiếc bánh ngon phải được làm nên từ những nguyên liệu hoàn hảo nhất. Các nguyên liệu làm món bánh gai Tứ Trụ rất quen thuộc, gắn liền với đời sống chúng ta như gạo nếp, đậu xanh, mật mía loại ngon nhất, thịt lợn chỉ lấy nạc... Lá gai phải được thu hoạch từ trên bãi bồi bên sông Chu, không già cũng không quá non. Tuy nguyên liệu dễ tìm nhưng phải chọn lọc thật kỹ mới cho ra đời những chiếc bánh thơm ngon.
4.2 Công đoạn làm bánh vừa cầu kỳ vừa công phu
Có thể nói, cách làm bánh gai Thanh Hóa chính là một nghệ thuật mà chỉ những người lành nghề mới có thể thực hiện. Trước khi bắt tay vào chế biến, bạn cần phải rửa sạch lá gai, tước hết xơ, cuống và luộc trong 15 phút. Sau đó thì đem đi ủ trong 2 ngày rồi mới giã nhuyễn.
Không đơn giản như vẻ bên ngoài, để có được một thành phẩm đẹp mắt, thơm ngon đúng vị, bạn phải giã bánh càng kỹ, càng lâu thì lớp áo mới càng dẻo và chất lượng. Sau đó, trộn bột gạo nếp cùng bột lá gai đã xay nhuyễn vào chung với mật mía để làm vỏ bánh. Đây cũng là bí quyết làm nên hương vị đặc trưng của món bánh này.
Nhân bánh là sự kết hợp từ đậu xanh giã nhuyễn, dừa nạo và ruốc làm từ thịt lợn. Sau khi trộn đều, bạn sẽ phải dùng khoảng 6 đến 7 lớp lá chuối khô gói bánh thật vuông vắn. Gói càng khéo, bánh sau khi hấp cách thủy sẽ càng đẹp và bắt mắt. Ngược lại, bánh sẽ nhão và ăn không ngon. Sau 1 tiếng là bạn đã có thể lấy bánh ra và thưởng thức khi bánh còn nóng hổi.
5Thưởng thức bánh gai sao cho đúng chuẩn?
5.1 Cách nhận biết một chiếc bánh gai Tứ Trụ thơm ngon
Theo Cẩm nang du lịch MIA.vn, để nhận biết được một chiếc bánh gai Tứ Trụ ngon, lớp vỏ bên ngoài phải dẻo mịn và dậy thơm mùi của lá chuối. Để càng gần mũi, bạn càng dễ dàng ngửi thấy mùi thơm nồng từ dầu chuối, mật mía, lá gai. Khi ăn vào, lớp vỏ phải dẻo dai, không quá nhão cũng không quá cứng. Có như vậy thì mới đạt chuẩn bánh gai Tứ Trụ nổi tiếng xứ Thanh.
Bên trong nhân bánh phải mềm mịn, ăn tới đâu cảm nhận được mùi hương của các loại nguyên liệu kết hợp. Đặc biệt là phải cảm nhận được vị beo béo, bùi bùi đặc trưng của đậu xanh và dừa. Càng ăn càng thấy ngon chứ không hề béo ngậy gây ngán.
5.2 Cách thưởng thức bánh gai ngon đúng điệu
Để cảm nhận trọn vẹn hương vị của Bánh gai Tứ Trụ, bạn nên cẩn thận bóc lá chuối bên ngoài, tước hết lá còn dính trên bánh để không vô tình ăn phải. Ăn tới đâu thì bóc tới đó, cảm nhận từng tầng hương vị len lỏi vào trong khiến mọi giác quan gần như bừng tỉnh. Bánh sẽ ngon hơn khi ăn sau 10 tiếng hấp cách thủy. Lúc này vỏ bánh đã khô lại nhưng vẫn giữ được độ mềm mịn, dẻo dai ban đầu. Vào mùa hè, bánh có thể bảo quản trong một tuần. Khi trời sang đông thì thời gian bảo quản sẽ kéo dài hơn khoảng 10 ngày.
Xem thêm: Chả tôm Thanh Hóa, đặc sản nổi tiếng gây thương nhớ
6Kết
Dù mang vẻ ngoài không quá bắt mắt, đơn giản nhưng hương vị của bánh gai Tứ Trụ chắc chắn sẽ khiến bạn ngạc nhiên ngay từ lần thử đầu tiên. Nếu có cơ hội du lịch Thanh Hóa sắp tới, bạn đừng quên ghé qua làng nghề truyền thống để tìm hiểu thêm cũng như thưởng thức bánh gai Tứ Trụ nhé. Thức quà quê ý nghĩa này sẽ là món quà lý tưởng để bạn mua về tặng bạn bè, người thân đấy.