Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
171289
 Vùng đất Thọ Diên là một trong số 41 xã, thị trấn của huyện Thọ Xuân, một vùng đất đai màu mỡ, nằm ở bên bờ hữu ngạn sông Chu. Huyện Thọ Xuân nằm về phía Tây Bắc tỉnh Thanh Hóa, diện tích tự nhiên rộng 295,885km2 với tọa độ 19050' - 20000' vĩ độ Bắc, 105025' -105030' kinh độ Đông. Phía Bắc - tây bắc giáp huyện Ngọc Lặc và một phần nhỏ huyện Cẩm Thủy, phía Nam giáp huyện Triệu Sơn, phía Tây giáp huyện Thường Xuân, phía Đông - Đông Bắc giáp huyện Yên Định, phía Đông - Đông Nam giáp với huyện Thiệu Hóa. Sách  Địa chí huyện Thọ Xuân cho biết:
 Huyện Thọ Xuân [Địa chí huyện Thọ Xuân, tr19].
Huyện Thọ Xuân hình thành và phát triển gắn liền với lịch sử dân tộc. Sách Địa chí huyện Thọ Xuân viết về huyện như sau:
Thời Bắc thuộc, nhà Hán đặt vùng đất Thọ Xuân ngày nay thuộc huyện Tư Phố, quận Cứu Chân. Năm 589, nhà Tùy thống nhất Trung Quốc và tiến hành cải cách hành chính, đổi Cửu Chân thành Ái Châu và lập huyện Vô Biên. Thọ Xuân lúc này là miền đất thuộc huyện Vô biên và một phần huyện Quân Ninh (tả ngạn sông Chu). Thời nhà Đường, địa giới hành chính có nhiều thay đổi nhưng huyện Vô Biên thuộc Ái Châu vẫn giữ nguyên. Thời Lý -Trần thì cương vực hành chính đã tương đối rõ ràng, Thọ Xuân là huyện Cổ Lôi và một phần đất Thường Xuân. Thời nhà Lê huyện Thọ Xuân ngày nay thuộc huyện Cổ Lôi và một phần tả ngạn sông Chu huyện Lương Giang (phủ Thiệu Thiên).[Địa chí Thọ Xuân, trang 104].
Trải qua các địa giới hành chính khác nhau, đến thời Nguyễn, đặc biệt ở thời vua Thành Thái (1889 - 1915) đổi thành phủ Thọ Xuân đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.
20180522_082632.jpg
Sau Cách mạng tháng Tám, phủ Thọ Xuân đổi thành huyện Thọ Xuân như ngày nay. Năm 1964, theo Quyết định của Quốc hội và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, 13 xã phía Nam huyện Thọ Xuân được nhập cùng 20 xã của huyện Nông Cống để thành lập một huyện mới là huyện Triệu Sơn ngày nay. 
Hiện nay địa lý hành chính huyện Thọ Xuân có 38 xã, có 3 thị trấn trực thuộc đơn vị hành chính cấp huyện. Thọ Xuân là một huyện lớn của tỉnh Thanh Hóa.
Trên bản đồ của huyện Thọ Xuân thì “Thọ Diên nằm ở phía Tây huyện Thọ Xuân, cách trung tâm huyện Thọ Xuân 10km, ở tọa độ 19055’54’’ vĩ độ bắc, 105027’55’’ kinh độ đông. Phía Đông giáp xã Thọ Hải, phía Tây giáp xã Thọ Lâm, phía Nam giáp xã Xuân Hưng, phía Bắc là Sông Chu (bên kia sông là Xuân Thiên)”[Lịch sử xã Thọ Diên; tr 17]. 
Trong hệ thống các vùng quê của xứ Thanh, Thọ Diên là một vùng đất có chiều dày về lịch sử, văn hóa, có truyền thống yêu nước và cách mạng. Mặc dù trải qua thời gian, những chứng tích và dấu ấn cổ xưa đã không còn nguyên vẹn, nhưng những gì còn lại vẫn gợi nhắc cho các thế hệ sau một quá khứ hào hùng mà cha ông để lại với niềm tự hào sâu sắc. Chính nơi đây đã hun đúc và sản sinh ra những danh tướng trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, nhân vật lịch sử, các nhà khoa bảng trong hai vương triều Lê - Nguyễn: Nguyễn Nhữ Lãm, Nguyễn Lỗi, Trần Vận, Lê Trinh - 4 vị khai quốc công thần của nhà Hậu Lê; Hoàng thái hậu Trịnh Thị Ngọc Lung, Trần Thị Ngọc Trần...
Là một xã đồng bằng, lại là vùng đệm của nơi phát tích vương triều Lê, nên ngoài sông Chu là đường thủy thuận tiện, đường bộ cũng được phát triển từ thời nhà Hồ. Xã Thọ Diên có đường 506 vốn là tỉnh lộ 47 được rải nhựa từ năm 1910, từ thành phố Thanh Hóa qua Rừng Thông, Hậu Hiền, thị trấn Thọ Xuân, dốc Hương là đến phố Tứ Trụ của xã Thọ Diên. Đây là một trong những yếu tố thuận lợi để Thọ Diên phát triển kinh tế-xã hội và giao lưu kinh tế giữa các vùng miền trong cả nước.
Địa hình Thọ Diên không phức tạp lắm, nghiêng dần từ phía Tây Bắc về phía Đông Nam. Xã Thọ Diên gồm có 4 thôn: thôn Thịnh Mỹ, thôn Quần Lai, thôn Quần Đội, thôn Hải Trạch. Dân cư được bố trí ven dòng sông Chu, được thiên nhiên ban tặng cho Thọ Diên một vùng đất màu mỡ (không có núi, không có đồi), lại được người xưa để lại gần 3km nông giang, biến vùng đất ngày xưa chỉ trồng trọt một vụ lúa bấp bênh (vì lụt, hạn) trở thành hai, ba vụ lúa.
        Trong cái chung của làng quê Thọ Xuân, vùng đất Thọ Diên mang nét đặc sắc riêng, ít thấy ở các làng quê khác trong giai đoạn hiện nay khi mà sự lai căng, tô vẽ của văn hóa thị trường đang có nguy cơ tràn ngập vào các làng xã.
        Với vị trí địa lý tương đối thuận lợi, nên ngay từ sớm Thọ Diên đã có điều kiện giao lưu buôn bán với các vùng miền trong tỉnh. Từ đó chọn lọc và kết tinh những nét văn hóa độc đáo trong quá trình hội nhập với văn hóa các làng xã xung quanh.
 

Thủ tục hành chính