Bánh gai Tứ Trụ tiến vua đắt khách dịp Tết
Làng Mía, xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) từ xưa đến nay được biết đến với thương hiệu bánh gai Tứ Trụ, là sản vật được lựa chọn tiến vua và lễ dâng hương cúng tế lễ “hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi” và các ngày lễ hội, cưới hỏi, lễ tết.
Để làm được một chiếc bánh gai phải trải qua rất nhiều công đoạn. Trước hết, lá gai phải nhặt bỏ phần cuống lá, gân lá, xơ lá rồi đem luộc, ép khô và nghiền mịn mang đi nấu với mật mía, bột gạo nếp để bánh có độ sánh, dẻo. Nhân bánh được làm bằng đậu xanh, dừa nạo và đường trắng nấu ra.
Nhân được nặn tròn, bánh cũng được nặn tròn trên mâm đồng và rải lên một ít vừng rồi cho nhân vào giữa nặn và dùng lá chuối khô (chuối tiêu) đã được lau sạch, gấp nếu gói bánh và dùng lạt gói lại cho vào nồi hấp 1h đồng hồ sau sẽ chín.
Sau đó, bánh được dùng lạt giang đã nhuộm màu bó lại 5 hoặc 10 cái một buộc tùy theo nhu cầu của khách.
![]() |
Nhân bánh được làm từ đậu xanh, dừa với đường trắng |
![]() |
Sau khi nặn nhân vào bên trong bánh gai sẽ được gói lá chuối khô bên ngoài |
Theo chị Nguyễn Thị Thắm, chủ cơ sở sản xuất bánh gai Tứ Trụ gia truyền Lâm Thắm, trẻ em trong làng từ khi còn nhỏ đã biết gói bánh phụ giúp gia đình, được truyền nghề từ bé nên hầu hết người trưởng thành đều thạo nghề.
“Vào dịp Tết này, gia đình tôi thường nhận được nhiều đơn hàng hơn, mỗi ngày làm bình quân từ 1.500-2.000 cái, có những ngày khách đặt nhiều thì lên 3.000-4000 cái, làm cả ngày lẫn đêm để kịp đơn hàng giao cho khách làm quà, giá mỗi chiếc từ 4000-10.000 đồng, tùy loại” chị Thắm chia sẻ.
Theo các cụ cao niên trong làng thì trước đây việc làm bánh vất vả hơn nhiều với những công đoạn hoàn toàn thủ công như giã lá gai, giã gạo nếp bằng cối đá với 2 người giã; lá gai ở địa phương không đáp ứng đủ, người làm nghề phải đi ra tận Nam Định mua về làm bánh.
Sau khi làm xong thì phải mang ra chợ bán chứ không như bây giờ bánh được các thương lái đến tận nhà lấy và bán buôn cho các nhà hàng và đưa lên tàu, xe đi khắp đất nước.
Tin cùng chuyên mục
-
Bánh gai Tứ Trụ là đặc sản không thể thiếu trong bản đồ ẩm thực xứ Thanh
25/08/2024 00:00:00 -
Bánh gai Tứ Trụ có từ bao giờ?
25/08/2024 00:00:00 -
Ghé thăm Làng nghề Bánh gai Tứ Trụ, xã Thọ Diên
24/08/2024 00:00:00 -
Hành trình thưởng thức bánh gai Tứ Trụ, món đặc sản của Thanh Hóa
24/08/2024 00:00:00
Bánh gai Tứ Trụ tiến vua đắt khách dịp Tết
Làng Mía, xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) từ xưa đến nay được biết đến với thương hiệu bánh gai Tứ Trụ, là sản vật được lựa chọn tiến vua và lễ dâng hương cúng tế lễ “hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi” và các ngày lễ hội, cưới hỏi, lễ tết.
Để làm được một chiếc bánh gai phải trải qua rất nhiều công đoạn. Trước hết, lá gai phải nhặt bỏ phần cuống lá, gân lá, xơ lá rồi đem luộc, ép khô và nghiền mịn mang đi nấu với mật mía, bột gạo nếp để bánh có độ sánh, dẻo. Nhân bánh được làm bằng đậu xanh, dừa nạo và đường trắng nấu ra.
Nhân được nặn tròn, bánh cũng được nặn tròn trên mâm đồng và rải lên một ít vừng rồi cho nhân vào giữa nặn và dùng lá chuối khô (chuối tiêu) đã được lau sạch, gấp nếu gói bánh và dùng lạt gói lại cho vào nồi hấp 1h đồng hồ sau sẽ chín.
Sau đó, bánh được dùng lạt giang đã nhuộm màu bó lại 5 hoặc 10 cái một buộc tùy theo nhu cầu của khách.
![]() |
Nhân bánh được làm từ đậu xanh, dừa với đường trắng |
![]() |
Sau khi nặn nhân vào bên trong bánh gai sẽ được gói lá chuối khô bên ngoài |
Theo chị Nguyễn Thị Thắm, chủ cơ sở sản xuất bánh gai Tứ Trụ gia truyền Lâm Thắm, trẻ em trong làng từ khi còn nhỏ đã biết gói bánh phụ giúp gia đình, được truyền nghề từ bé nên hầu hết người trưởng thành đều thạo nghề.
“Vào dịp Tết này, gia đình tôi thường nhận được nhiều đơn hàng hơn, mỗi ngày làm bình quân từ 1.500-2.000 cái, có những ngày khách đặt nhiều thì lên 3.000-4000 cái, làm cả ngày lẫn đêm để kịp đơn hàng giao cho khách làm quà, giá mỗi chiếc từ 4000-10.000 đồng, tùy loại” chị Thắm chia sẻ.
Theo các cụ cao niên trong làng thì trước đây việc làm bánh vất vả hơn nhiều với những công đoạn hoàn toàn thủ công như giã lá gai, giã gạo nếp bằng cối đá với 2 người giã; lá gai ở địa phương không đáp ứng đủ, người làm nghề phải đi ra tận Nam Định mua về làm bánh.
Sau khi làm xong thì phải mang ra chợ bán chứ không như bây giờ bánh được các thương lái đến tận nhà lấy và bán buôn cho các nhà hàng và đưa lên tàu, xe đi khắp đất nước.